Trong những dịp đi chơi tới vùng biển thì chúng ta luôn muốn mang về các loại sản vừa tươi sống vừa rẻ tiền để về làm quà hoặc đồ ăn cho người thân. Hoặc khi thực hiện mua bán hải sản cũng cần phải đảm bảo độ tươi ngon để không bị mất giá, thua lỗ. Lúc này bạn cần phải biết cách vận chuyển hải sản sống an toàn trong suốt chặng đường dài.
Lựa chọn hải sản
Một trong các yếu tố hàng đầu để đảm bảo cách vận chuyển hải sản sống luôn tươi mới khi đến nơi thì đầu tiên chúng phải thật khỏe mạnh. Như vậy sẽ hạn chế tối thiểu lượng hải sản bị chết trong vận chuyển đường xa. Dưới đây là cách lựa chọn các loại hải sản tươi mà bạn nên lưu ý.
- Với cá biển: nên chọn những con còn đang bơi, quẫy mạnh. Không chọn những con bơi yếu vì nó có thể bị chết trong quá trình vận chuyển.
- Với cua: bạn nên chọn con có thân màu xám đục, chắc chắn. Dùng tay ấn vào yếm thấy không bị óp là được.
- Với ghẹ: chúng ta nên chọn những con ghẹ khỏe, còn ngoe nguẩy. Với ghẹ gạch thì thường có màu vàng, yếm to, ghẹ thịt thì yếm nhỏ và chắc.
- Với tôm: chọn những con tôm đang bơi khỏe, chắc thịt, có màu xanh đặc trưng.
- Với mực: chọn những con mực còn sống, có mắt sáng, thân màu trong suốt. Có thể quan sát các đốm lân tinh trên da mực đổi màu khi thay đổi ánh sáng.
- Với Sò, ốc: chú ý chọn vảy ốc đầy, thịt béo, dày, bám chắc vào thành chậu. Với sò thì nên chọn những con đang sống, có miệng mở hoặc mở hé, khi chạm vào thì nhanh chóng đóng lại.

Cách vận chuyển hải sản sống an toàn, còn độ tươi ngon
Với cua sống
Cua sẽ được để trong thùng xốp có nắp và được đục nhiều lỗ ở phần bên trên nắp cho cua dễ thở. Lưu ý là lỗ đục tại phần nắp hoặc thân, tránh đục phần đáy để tránh chúng sẽ cắn và bò ra ngoài.
Cho một ít đá lạnh dưới đáy thùng, phủ một lớp khăn tẩm nước lên trên rồi cho cua vào, đóng nắp thùng, dán băng keo. Không để thùng cua dưới ánh nắng trực tiếp.
Với ghẹ sống
Đầu tiên chuẩn bị một bịch nước lớn, cho ghẹ vào trong rồi bơm oxy vào bịch nước. Sau đó cho bịch ghẹ vào thùng xốp và dán kín thùng lại. Cách vận chuyển hải sản sống này sẽ đảm bảo chúng sống được khoảng 6 – 7 tiếng trong suốt quá trình di chuyển.
Với tôm, mực, cá, ốc, nghêu, sò
Những loài hải sản này rất dễ bị ươn và chết nhanh nên chúng ta cần phải thực hiện kỹ ở khâu bảo quản. Tốt nhất là phải ướp lạnh mới thì có thể giữ được độ tươi ngon.
Bạn hãy sử dụng một thùng xốp, rải một lớp đá xay xuống đáy thùng. Sau đó cho bịch hải sản tươi vào thùng và tiếp tục rải đá xay lên trên đến khi đầy thùng. Cuối cùng đóng nắp và băng kín thùng lại.
Với tôm hùm
Tôm hùm cần được bảo quản một cách chuyên môn hơn so với các loại hải sản khác. Chúng ta cần phải làm chúng bị sốc nhiệt đột ngột, rơi vào trạng thái ngủ đông để giữ độ tươi ngon khi đến điểm đích. Sau đó cho tôm vào túi ni lông và bơm oxy vào, cột chặt rồi bỏ vào thùng xốp đã rải đá xay. Cuối cùng đóng và dán nắp thùng lại.

Một vài lưu ý trong cách vận chuyển hải sản sống
- Thùng carton, khay xốp đựng hải sản phải đảm bảo chức năng bảo vệ hải sản dài ngày. Vì thế bạn nên mua dụng cụ chứa đựng mới, không nên dùng loại đã qua sử dụng nhiều lần.
- Luôn đảm bảo không khí trong thùng lưu thông tốt nhất. Và khi xếp các thùng cần phải đảm bảo luồng khí lạnh lưu thông đều khắp nơi.
- Hạn chế tối đa việc dịch chuyển các thùng đựng hải sản trong quá trình vận chuyển.
- Một số loại hải sản dễ chết không nên vận chuyển đi quá xa.
- Cần phải nắm rõ đặc tính của các loại hải sản. Như vậy sẽ dễ dàng tạo mức vực nhiệt độ và không khí phù hợp để đảm bảo chúng sống trong quãng đường dài.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách vận chuyển hải sản sống mà bạn có thể áp dụng ngay. Hãy thực hiện cẩn thận để đảm bảo chúng tươi ngon, bổ dưỡng khi dùng hoặc không bị lỗ khi mua bán thủy hải sản.